Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Kiểm định AUN chuyên ngành LL&PPDH Toán
Giới thiệu Khoa Sư phạm
10 lí do chọn học Sư phạm tại Đại học Cần Thơ

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ

Hoàn thành chương trình đào tạo Sư phạm Địa lý trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng cần thiết, thể hiện được mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân như sau:

* Kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương:

   - Có kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, khoa học xã hội và pháp luật; kiến thức về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh; các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước.

   - Sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn; đạt trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; kiến thức công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng quy định của trình độ đào tạo.

Khối kiến thức cơ sở ngành:

   - Vận dụng được kiến thức về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm; công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông.

   - Vận dụng được các phương pháp, kĩ thuật giảng dạy, các phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp nghiên cứu Giáo dục - Địa lý theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lý.

    - Xác định được vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Khối kiến thức chuyên ngành:

   - Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành để giảng dạy, nghiên cứu ở bậc phổ thông và các bậc học cao hơn.

   - Sử dụng được các công cụ ngoại ngữ, tin học, thiết bị, phương tiện dạy học,… để hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành ở bậc phổ thông và học tập ở các bậc học cao hơn.

   - Vận dụng được kiến thức địa lý để giải thích được các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội đang diễn ra trong thực tế.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

    - Phát triển chuyên môn bản thân: chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

    - Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.

    - Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

    - Vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; biết hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

    - Vận dụng quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục; thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục; biết hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.

Kỹ năng mềm

   -  Sử dụng tiếng Việt thành thạo và chuẩn mực, giao tiếp thông dụng, đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

    - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp so sánh; hình thành tư duy phản biện và kỹ năng học tập suốt đời; làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác; tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và hiệu quả công tác; đề ra chương trình hành động cho bản thân nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

     - Phát triển mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ và các bên liên quan để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

     - Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường văn hóa và phát huy dân chủ trong nhà trường

* Thái độ/ Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm cá nhân

     - Có ý thức kỉ luật, sống và làm việc theo pháp luật; tôn trọng nội quy, quy chế làm việc của ngành giáo dục.

     - Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề giáo. Có tinh thần học hỏi, tự rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất nhà giáo. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và đạo đức nghề giáo.

    - Tạo dựng phong cách nhà giáo: có tác phong và cách thức làm việc phù hợp, làm tấm gương tốt cho học sinh; hỗ trợ đồng nghiệp trong việc hình thành phong cách nhà giáo.

Thông báo mới*

Khoa Sư Phạm -  Trường Đại học Cần Thơ.

Địa chỉ: Khu 2 Đại học Cần Thơ, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Điện thoại & Fax: (0292)3830261.

Email: ksp@ctu.edu.vn.