Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
 
 
GIỚI THIỆU 

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

    

GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  

VIDEO CLIP GIỚI THIỆU NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN 

 

  1. Thông tin chung

- Tên ngành: Sư phạm Ngữ văn

- Mã ngành tuyển sinh: 7140217  

- Tổ hợp xét tuyển:  Văn, Sử, Địa (C00),  Văn, Sử, Tiếng Anh (D14),  Văn, Địa, Tiếng Anh (D15).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm.

  1. Giới thiệu:

- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Ngữ văn có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

- Sinh viên được học tập kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và giáo dục đạo đức của người giáo viên Ngữ văn cấp THPT bao gồm: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (Văn học Việt Nam; Văn học nước ngoài; Ngôn ngữ Tiếng Việt); Các nội dung về rèn luyện NVSP,…Thực tế (Tây Nguyên-Miền Trung); Kiến tập sư phạm, Thực tập sư phạm tại các trường phổ thông.

  1. Vị trí việc làm:

- Giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông: THPT, THCS;

- Chuyên viên Ngữ văn ở các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT);

- Cán bộ quản lý ở các trường phổ thông, các Sở, Phòng GD&ĐT;

- Chuyên viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ quan hành chính nhà nước;

- Chuyên viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại các công ty kinh doanh, các cơ sở sản xuất;

- Giảng viên, chuyên viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghiên cứu về Ngữ văn.

  1. Nơi làm việc:

- Các trường THPT, THCS;

- Các cơ quan nhà nước: Các Sở, Phòng GD&ĐT; Sở, Phòng Văn hóa và du lịch, Viện bảo tàng, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã,…;

- Các công ty du lịch, lữ hành;

- Các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan, …;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các trung tâm, viện nghiên cứu,…

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ - KHOA SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

 Bộ môn Sư phạm Địa lý là một trong 10 bộ môn trực thuộc Khoa Sư phạm – Đại học Cần Thơ. Cùng với bề dày phát triển của Khoa Sư phạm và Trường Đại học Cần Thơ nói chung, Bộ môn Địa lý đã trãi qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển. Tiền thân của Bộ môn hiện nay chính là Khoa Sử - Địa với nhiệm vụ chính là đào tạo các ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý. Năm 1996, Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa Sư phạm trên cơ sở hợp nhất các khoa: Toán – Lý, Hóa – Sinh, Sử - Địa, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Từ đó, Bộ môn Sư phạm Địa lý ra đời. Đến năm học 2004-2003 (tương ứng khóa 30 của Trường Đại học Cần Thơ), Trường Đại học Cần Thơ quyết định mở thêm ngành Cử nhân Du lịch (Chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch) và giao về cho Bộ môn Sư phạm Địa lý đào tạo khóa đầu tiên. Từ đây, Bộ môn được đổi tên thành “Bộ môn Địa lý và Du lịch”.  Tháng 7 năm 2009, do nhu cầu phát triển, trường Đại học Cần Thơ quyết định thành lập 2 khoa mới là Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH & NV) và Khoa Dự bị và Dân tộc. Theo đó, Trường đã chuyển một số cán bộ - giảng viên thuộc Khoa Sư phạm và Trung tâm học liệu sang làm việc tại 2 khoa mới thành lập này. Trong điều kiện này, đã có một số cán bộ của Bộ môn Địa lý và Du lịch được chuyển sang làm việc tại Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch (Khoa KHXH & NV).

    Từ năm 2009 đến nay, Bộ môn Địa lý và Du lịch được đổi tên thành Bộ môn Sư phạm Địa lý. Bộ môn đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều trang thiết bị mới và hiện đại. Hiện tại, hệ thống máy vi tính của Bộ môn đã được trang bị mới hoàn toàn, các thiết bị phục vụ học tập như máy đo kinh vĩ, máy thủy bình, máy GPS, bản đồ, quả địa cầu, v.v.. cũng được trang bị đầy đủ. Nhờ đó, chất lượng học tập, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên và giảng viên Bộ môn được nâng cao.

Thay-co-Bo-mon-web1.jpg - 324.74 kB

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hàng năm Bộ môn đảm nhận trung bình hơn 5000 giờ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí và các chuyên ngành khác trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ. Tập thể giảng viên của Bộ môn đã công bố hơn 155  bài báo đăng ở tập chí khoa học, hội thảo trong và ngoài nước (trong đó 2 bài báo đăng tạp chí quốc tế (trong hệ thống ISI, Scopus), 50 bài đăng tạp chí khoa học trong nước, 45 bài đang ở kỷ yếu hội thảo khoa học. Bên cạnh đó, cán bộ và sinh viên cũng tham gia thực hiện nhiều dự án quốc tế, đề tài tài NCKH các cấp, điển hình như: The ISSC project on transformative learning for social-ecologial sustainability in the time of climate change (case study in Mekong Delta, Vietnam) do UNESCO Paris tài trợ, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Bảo tàng Nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 20 đề tài cấp Trường,... Nhiều Hội thảo khoa học quốc tế được Bộ môn phối hợp với Khoa và các cơ quan tổ chức như: "An ninh nguồn nước sông Mekong" ,  "Học tập chuyển đổi", "Atlas Môi trường ĐBSCL",...

THÀNH TÍCH NỔI BẬT

- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, tiên tiến. Nhiều cá nhân đạt được Bằng khen Bộ trưởng, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.

- Nhiều cán bộ đạt giải thưởng cao trong học tập và NCKH, điển hình như: "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, "Tri thức trẻ vì Giáo dục" do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng các đơn vị tổ chức,  "Công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục" và Giải Nhất tập thể "Công viên mini" do Trường Đại học Cần Thơ trao tặng, "Bài nghiên cứu đặc biệt xuất sắc về Biển Đông" do Quỹ FESS và Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao Việt Nam trao tặng...

- Nhiều sinh viên đã thực hiện đề tài NCKH và nhận các giải thưởng cao tại các cuộc thi: Giải Nhất tại Hội nghị NCKH Trẻ do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, Giải III Hội thi sáng tạo KHKT Thành phố Cần Thơ, Giải Ba "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải Nhì "Nghiên cứu khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải KK Euréka do Thành đoàn TPHCM trao tặng,....

Tham gia học tập ngành Sư phạm Địa lí, SV luôn được rèn luyện và tạo điều kiện tối đa để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực để trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp trong tương lai.

Tập thể cán bộ, giảng viên Bộ môn Sư phạm Địa lý luôn hân hoan chào đón sinh viên và đối tác!

 

 

1. Giới thiệu Bộ môn Sư phạm Sinh học – Mục tiêu đào tạo – Cơ hội việc làm

Bộ môn Sư phạm Sinh học, trực thuộc Khoa Sư phạm, được quyết định thành năm 1996 với chuyên ngành đào tạo là Sư phạm Sinh học. Sau thời gian đào tạo 4 năm, sinh viên tốt nghiệp đạt danh hiệu Cử nhân khoa học.

Mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học trình độ đại học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ Sư phạm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành để giảng dạy môn Sinh học trong các trường phổ thông; có khả năng làm công tác tư vấn, nghiên cứu, quản lý ở các trường học, cơ sở đào tạo, các cơ sở quản lý giáo dục; có khả năng tự học và tiếp tục học ở bậc cao hơn.

Cơ hội việc làm: Giảng dạy môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học; và Nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học và phương pháp dạy học môn Sinh học tại các Viện, Trung tâm, Cơ sở đào tạo và Tổ chức quốc tế khác.

2. Quản lý đào tạo

     Hiện tai Bộ môn quản lý đào tạo 4 lớp Sư phạm Sinh học (tổng sỉ số 120 sinh viên).

3. Tình hình tốt nghiệp

    Tình hình sinh viên tốt nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 được thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn và tỉ lệ thôi học giai đoạn 2016-2020(*)

Khoá học

Số lượng đầu vào

Số lượng thực học

Thôi học

Tốt nghiệp đúng hạn

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

2012 – 2016

85

78

7

8,24

62

79,49

2013 – 2017

89

85

4

4,49

71

83,53

2014 – 2018

116

104

12

10,34

87

83,65

2015 – 2019

77

63

14

18,18

56

88,89

2016 – 2020

44

33

11

25,00

29

87,88

(*) Dựa vào bảng thống kê của Khoa Sư phạm

     Các đề nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Bộ môn làm chủ nhiệm và đã nghiệm thu thành công trong giai đoạn 2016-2020 được thể hiện ở Bảng 2. Số lượng các công bố khoa học và các giải thưởng liên quan đến nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Bộ môn giai đoạn 2016-2020 cũng được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Đề tài NCKH do GV và SV Bộ môn làm chủ nhiệm đã nghiệm thu cùng các giải thưởng khoa học của GV và SV giai đoạn 2016-2020

Đề tài các cấp

2016

2017

2018

2019

2020

Cấp NN/Nafosted

 

 

 

1

 

Bộ

 

1

 

1

 

Tỉnh

 

 

 

 

 

Cơ sở

5

1

2

4

4

Seminar

 

 

 

 

8

GT

 

 

 

2

3

Bài báo trong nước

4

4

6

9

14

Bài báo nước ngoài

5

10

8

4

13

Kỷ yếu nước ngoài

4

2

4

 

 

Kỷ yếu trong nước

1

3

1

1

 

Đề NCKH SV

 

1

3

4

2

Giải thưởng SV

 

1

3

3

 

 

 

 

BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN HỌC

Bộ môn Sư phạm Toán học được thành lập vào năm 1995, với cơ cấu nhân sự là một phần của Khoa Toán - Lý (1978 - 1995); trước đó là Khoa Sư phạm Tự nhiên (1975 - 1978). Nhiệm vụ của Bộ môn là giảng dạy và quản lý các chuyên ngành:

  • Bậc đại học: Cử nhân Sư phạm Toán học, Cử nhân Sư phạm Tin học
  • Bậc sau đại học: Thạc sĩ Lí luận và Phương pháp giảng dạy Toán

Hiện nay, Bộ môn có 22 giảng viên; gồm 02 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh và 9 Thạc sĩ. Nhiều giảng viên có học hàm, học vị cao, được đào tạo ở nước ngoài.

Thành tích nổi bật, danh hiệu khen thưởng

  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học nhiều năm liền.
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, vì đã có nhiều thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2002.

 Định hướng hoạt động

  • Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo bậc Đại học: thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để đảm bảo tính khoa học, hợp lý của chương trình đào tạo; củng cố hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; duy trì và phát triển các sinh hoạt học thuật trong cán bộ và sinh viên.
  • Phát huy tiềm năng của đội ngũ giảng viên đầu đàn, có học vị cao trong nghiên cứu khoa học, đào tạo Sau đại học và hợp tác quốc tế; mở thêm ngành đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; liên kết nghiên cứu với các cơ sở giáo dục, các Viện nghiên cứu Toán học ở trong và ngoài nước.

 

Một số hình ảnh lưu niệm

 

 

Khoa Sư Phạm -  Trường Đại học Cần Thơ.

Địa chỉ: Khu 2 Đại học Cần Thơ, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Điện thoại & Fax: (0292)3830261.

Email: ksp@ctu.edu.vn.