1. Giới thiệu

Bộ môn Sư phạm Sinh học có đầy đủ các phòng thí nghiệm (PTN), phòng thực hành (PTH) với các thiết bị khá hiện đại và thường xuyên được cập nhật, nâng cấp, bổ sung từ các chương trình, dự án (chương trình MHO-4, Dự án phát triển Giáo dục phổ thông,…) và sự hỗ trợ của trường nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên và sinh viên.

Bộ môn hiện có 03 PTN, 01 PTH và 01 văn phòng Bộ môn. Mỗi PTN, PTH đều có diện tích 72,5 m2, được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc đào tạo ngành Sư phạm Sinh học và hỗ trợ đào tạo các ngành thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (ngành Công nghệ giống cây trồng, Sinh học ứng dụng, Trồng trọt, Công nghệ Rau, hoa, quả và cảnh quan), Khoa Khoa học Tự nhiên (Cử nhân Sinh học), Khoa Môi trường và Tài nguyên Sinh vật (ngành Lâm sinh), Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ Sinh học (ngành Công nghệ Sinh học). Ngoài ra, còn hỗ trợ đào tạo một số chuyên ngành Sau đại học (Cao học Sinh thái học, Công nghệ Sinh học…).

 

2. Các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và văn phòng Bộ môn

   2.1. PTN Thực vật

Phòng thí nghiệm Thực vật được thành lập theo Quyết định số 1451/QĐ-ĐHCT 06/08/2007 nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy thực hành các học phần về Phân loại học thực vật, Thực vật học, Thực vật dược, Hình thái và giải phẫu thực vật, Sinh học đại cương về thực vật… và những nghiên cứu về lĩnh vực Thực vật học, Đa dạng Sinh học, Dược liệu học của cán bộ và sinh viên.

Hiện tại, PTN Thực vật đảm nhận giảng dạy 07 học phần thực hành của sinh viên ở bậc đại học thuộc các chuyên ngành Sư phạm Sinh học, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Rau, hoa, quả và cảnh quan, Công nghệ giống cây trồng, Lâm sinh, Sinh học ứng dụng và cho sinh viên thuộc khối Nông nghiệp ở các đơn vị liên kết đào tạo với Trường Đại học Cần Thơ. Ngoài ra còn giảng dạy một số bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Trung học phổ thông học cho học sinh Trường PTTH Thực hành Sư phạm.

Phòng thí nghiệm Thực vật hiện lưu giữ trên 5.000 mẫu thực vật (bao gồm cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của các ngành thực vật từ thực vật bậc thấp đến thực vật bậc cao). Đây là nơi thực hiện các luận văn tốt nghiệp đại học, cao học, các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, đồng thời là nơi triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Bộ của cán bộ.

Các trang thiết bị chính của PTN Thực vật:

TT

Tên tài sản và cấu hình kĩ thuật cơ bản

Số lượng

1

Kính hiển vi (KHV) Olympus (CH10)

30

2

KHV Olympus (CX41) có gắn camera kỹ thuật số

1

3

KHV Olympus (1 thị kính)

4

4

KHV Wild (1 thị kính)

18

5

KHV Wild (2 thị kính)

15

6

Kính lúp (KL) Achiever

15

7

KL Wild M5

12

8

KL Olympus xách tay

5

9

KL đen

2

10

KL đen khác loại

1

11

Tủ lạnh Sanyo

1

12

Tivi Sony 21 inch

1

13

Camera digital Olympus C-5050

1

14

Overhead + Màn chiếu

1

15

Máy chiếu vật thể (Plus DP-60M)

1

16

Máy vi tính (CPU+Monitor+Loa)

1

17

Cân điện tử AND (EK-200i)

1

18

Máy lắc Balan

1

19

Microtome (đen)

1

20

Microtome (820 – xanh)

1

21

Cân kỹ thuật

1

22

Cân điện tử AND

1

23

Máy tính

2

24

Tủ sấy Ecocell 55

1

25

Máy li tâm Universal

1

26

Kính hiển vi có camera

1

27

Kính hiển vi Nikon có ống kính vẽ

1

28

Kính lúp Motic có camera

2

29

Tủ bảo quản kính hiển vi Medilab

2

30

Máy đo cây Trimble

1


   2.2. PTN Động vật

Phòng thí nghiệm Động vật được thành lập theo Quyết định số 1451/QĐ – ĐHCT 06/08/ 2007 nhằm phục vụ giảng dạy thực hành cho các học phần thuộc chuyên ngành động vật như: Động vật không xương sống, Động vật có xương sống và Động vật học cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học; đảm nhận giảng dạy một số bài thực hành Sinh học đai cương cho chuyên ngành Sư phạm Sinh học; Sinh học đại cương A1 và Sinh học đại cương A2 cho sinh viên thuộc khối Nông nghiệp ở các đơn vị liên kết đào tạo với trường đại học Cần Thơ. Thêm vào đó, PTN còn đảm nhận giảng dạy thực hành một số bài trong môn Sinh học 10 cho học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm.

PTN Động vật hiện đang lưu giữ khoảng 2.000 mẫu động vật được thu thập từ năm 1978 đến nay, các mẫu này rất có giá trị, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học hiện nay và lâu dài về sau. PTN Động vật còn là nơi để sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện các luận văn tốt nghiệp, các luận án hay các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây còn là nơi để các giảng viên thuộc chuyên ngành động vật triển khai và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: từ cấp trường, cấp bộ, đến cấp tỉnh.

Các trang thiết bị chính của PTN Động vật:

TT

Tên tài sản và cấu hình kĩ thuật cơ bản

Số lượng

1

Kính Wild  01 thị kính

19

2

Kính Wild 02 thị kính

15

3

Kính Wild Leitz

1

4

Kính Observe (LWS)

25

5

Bộ Kính Olympus CX41 & camera

1

6

Kính lúp Wild 2 thị kính

20

7

Tivi Sony - 21 inches

1

8

Máy chiếu Overhead ELMQ

1

9

Màn chiếu Slide

1

10

Tủ lạnh National 130L

1

11

Ốn áp Sutudo 2KVA

1

12

Máy đo pH cầm tay – 210A

1

13

Máy tính EMS

1

14

Máy in Laser Jet 1100

1

15

Tủ bảo quản kính hiển vi Medilab

1

16

Tủ sấy Azbil

1

17

Máy in Laser Jet 1102

1

18

Tủ lạnh Hitachi 335L

1

19

Kính hiển vi Motic 2 thị kính

3

20

Kính hiển vi Proway 2 thị kính

5

21

KHV Motic chụp ảnh 1 thị kính

3

22

Kính hiển vi soi nổi Motic có chụp ảnh 2 thị kính

4

23

Máy vi tính

2

24

Cân kỹ thuật (d=0.1) HL-200i

2

25

Cân điện tử (d=0.1) EK- 600i

2

26

Cân điện tử (d=0.01) MXX-212

2

27

Máy khuấy từ HI 180F-2

2

28

Bộ chuyển hình ảnh qua máy tính Optika

1

29

Máy chiếu vật thể Samsung

1

30

Bộ Kính hiển vi soi nổi có gắn ống kính vẽ

1

31

Máy lạnh Daikin 1,5HP

2

            Một số hình ảnh và hoạt động của PTN Động vật

Bộ mẫu ép khô các lời bướm

Bộ mẫu ngâm các loài động vật

Bộ mẫu tiêu bản hiển vi cố định

   2.3. PTN Sinh lý động vật

  Phòng thí nghiệm Sinh lý Động vật được thành lập theo Quyết định số 1451/QĐ-ĐHCT ngày 06/08/2007 nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy thực hành các học phần về Sinh lý động vật, Giải phẫu người và động vật… và những nghiên cứu về lĩnh vực Sinh lý học, Vi sinh vật học, Thủy sản,… của cán bộ và sinh viên.

Hiện tại, PTN Sinh lý Động vật đảm nhận giảng dạy các học phần thực hành, bao gồm: Thực tập Sinh lý Động vật, Thực tập Giải phẫu Động vật (Khoa Sư phạm), Thực tập Sinh lý Người và Động vật (Khoa Khoa học Tự nhiên), Thực tập Giải phẫu Động vật (TC– Bộ môn Giáo dục thể chất, Thực tập Sinh học Đại cương A1, A2 (Khoa Sư phạm và các Đơn vị Liên kết Đào tạo với Đại học Cần Thơ), Thực tập Sinh học - chương trình Sinh học phổ thông – Trường Trung học Phổ thông Thực hành Sư phạm.

Ngoài ra, PTN Sinh lý Động vật còn phục vụ công tác nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu khoa học trong sinh viên, luận văn tốt nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học; Nghiên cứu khoa học của cán bộ; Hướng dẫn đề tài luận văn cao học ngành Vi sinh và Nuôi trồng Thủy sản; Hỗ trợ thiết bị cho đề tài luận án nghiên cứu sinh và cao học của các đơn vị ngoài khoa sư phạm (Viện NC&PT CNSH và Khoa Thủy sản) và cho cán bộ Bộ môn.

Các trang thiết bị chính của PTN Sinh lý Động vật:

TT

Tên tài sản và cấu hình kĩ thuật cơ bản

Số lượng

1

Kính hiển vi Olympus (CH10)

25

2

Kính hiển vi

1

3

Mô hình mắt

3

4

Mô hình tai phóng to 2 lần

2

5

Tủ bảo quản kính hiển vi

2

6

Máy cắt mẫu

1

7

Mô hình hệ tiêu hóa

2

8

Mô hình xương sọ

1

9

Mô hình mắt

3

10

Mô hình thận

2

11

Mô hình cột sống A58/8

1

12

Mô hình tủy sống W42505

1

13

Mô hình hệ sinh dục nam VG 35

1

14

Mô hình hệ sinh dục nữ VG 366

1

15

Mô hình não và mạch máu C20

1

16

Mô hình phổi VC243

1

17

Mô hình cấu tạo da J14

1

18

Tủ sấy

1

19

KHV Olympus (CX41) có gắn camera KTS

1

20

Máy tính (bộ)

2

21

Máy khuấy từ

2

22

Máy động ký + bộ kích

6

23

Máy ly tâm

1

24

Bộ xương người

3

25

Mô hình cơ

2

26

Kính hiển vi có gắn camera

1

27

Bộ dụng cụ thí nghiệm sinh học

1

28

Tủ lạnh Sanyo

1

29

Tủ cấy vô trùng

1

30

Nồi hấp khử trùng

1

31

Tủ ủ

1

Một số hình ảnh và hoạt động của PTN Sinh lý Động vật

Giảng dạy thực tập bằng phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm

Sinh viên Sinh – Sinh KTNN thực tập các môn Sinh học đại cương, giải phẫu và sinh lý

Một số thiết bị đặc trưng của PTN Sinh lý động vật.

   2.4. PTH Phương pháp giảng dạy Sinh học

Phòng thực hành Phương pháp giảng dạy Sinh học được thành lập theo Quyết định số 1451/QĐ-ĐHCT 06/08/2007 nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy các học phần: Tập giảng môn Sinh học, Tập giảng môn Sinh học và Công nghệ, Thí nghiệm Sinh phổ thông và giảng dạy một số bài thí nghiệm thực hành trong chương trình Trung học phổ thông học cho học sinh Trường PTTH Thực hành sư phạm.

Phòng thực hành Phương pháp giảng dạy Sinh học là nơi thực hiện các luận văn tốt nghiệp đại học, cao học, các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, đồng thời là nơi triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ của cán bộ.

Các trang thiết bị chính của phòng thực hành:

TT

Tên tài sản và cấu hình kĩ thuật cơ bản

Số lượng

1

KHV 1 thị kính (Observer IV)

25

2

KHV (SXZ PW 136-TQ)

5

3

KHV (48923-25)

2

4

KHV Nikon 1 thị kính

14

5

Tủ lạnh Sanyo180 lít

1

6

Đầu VCD Darling 999

1

7

Tivi Sony

1

8

Bộ KHV (CX31)  + camera KTS

1

9

Máy sấy cầm tay Panasonic

2

10

Projector LX –XA20

1

11

KHV các loại đời cũ

21

12

Bộ máy tính (HP)

2

13

Cân kỹ thuật HL-2000i

2

14

Cân điện tử EK-600i

2

           

Ngoài ra, Sinh viên Sư phạm học còn được học thực tập từ các phòng thí nghiệm của Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng như: PTN Sinh lý Thực vật, PTN Di truyền….

   2.5. Văn phòng Bộ môn Sư phạm Sinh học

Văn phòng Bộ môn có diện tích gần 50 m2, có đủ bàn, ghế và các trang thiết bị cho giáo viên làm việc, hội họp như: máy vi tính kết nối internet/wifi, máy in, máy scan, các tủ đựng hồ sơ…

 

3. Các sản phẩm có thể chuyển giao cho các trường THCS, THPT, Cao đẳng và các trường Đại học

    (1) Bộ mẫu Thực vật, Nấm

       - Bộ mẫu ép khô và bộ mẫu ngâm các loài Rong biển thuộc ngành Tảo Đỏ (Rhodophyta), Tảo Nâu (Phaeophyta), Tảo Lục (Chlorophyta).

      - Bộ mẫu ngâm các loài Tảo nước ngọt thuộc các ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria), Tảo Mắt (Euglenophyta), Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lục (Chlorophyta)…

       - Bộ mẫu ép khô các loài Thực vật bậc cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đà Lạt (Rêu, Dương xỉ, Thạch tùng, Cỏ tháp bút, Hột trần, Hột kín).

       - Tiêu bản hiển vi: Mô thực vật, Cơ quan thực vật (lát cắt)

Bộ mẫu ép khô các loài Rong biển

 

Bộ mẫu ngâm các loài Rong biển

 

Bộ sưu tập mẫu khô thực vật bậc cao

 

Bộ sưu tập ảnh các loài thực vật bậc cao

Bộ sưu tập mẫu Nấm lớn và vi nấm

   (2) Bộ mẫu Động vật

       - Các mẫu xương (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú);

       - Các mẫu nhồi bông (Bò sát, Chim, Thú)

       - Các mẫu ngâm (Động vật không xương, Động vật có xương sống)

       - Tiêu bản hiển vi (tế bào, mô, cơ quan,…)

   (3) Bộ tiêu bản hiển vi quá trình phân bào và nhiễm sắc thể.

       - Bộ tiêu bản nguyên phân (Rễ hành, rễ hẹ,…)

       - Bộ tiêu bản giảm phân (Hoa hẹ, tinh hoàn châu chấu,…)

       - Tiêu bản các thể đột biến (dưa hấu tam bội, bộ nhiễm sắc thể đột biến lệch bội người..)

   (4) Bộ tiêu bản mô động vật

       - Biểu mô (Biểu mô ruột cóc nhà, thành ống tiêu hóa gà, thỏ,…)

       - Mô liên kết (mô máu nhiều loài động vật, mô sụn,…)

       - Mô thần kinh (tủy sống thỏ, não thỏ, chuột,…)

       - Mô tuyến (buồng trứng, tinh hoàn, ống sinh tinh, tuyến thượng thận, tuyến tụy,… của nhiều loài)

       - Mô cơ (cơ trơn, cơ tim, cơ vân,…).

              

Một số loại mô tiêu biểu của PTN Sinh lý động vật

Tiêu bản hiển vi

 

Khoa Sư Phạm -  Trường Đại học Cần Thơ.

Địa chỉ: Khu 2 Đại học Cần Thơ, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Điện thoại & Fax: (0292)3830261.

Email: ksp@ctu.edu.vn.