CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ - KHOA SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Bộ môn Sư phạm Địa lý là một trong 10 bộ môn trực thuộc Khoa Sư phạm – Đại học Cần Thơ. Cùng với bề dày phát triển của Khoa Sư phạm và Trường Đại học Cần Thơ nói chung, Bộ môn Địa lý đã trãi qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển. Tiền thân của Bộ môn hiện nay chính là Khoa Sử - Địa với nhiệm vụ chính là đào tạo các ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý. Năm 1996, Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa Sư phạm trên cơ sở hợp nhất các khoa: Toán – Lý, Hóa – Sinh, Sử - Địa, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Từ đó, Bộ môn Sư phạm Địa lý ra đời. Đến năm học 2004-2003 (tương ứng khóa 30 của Trường Đại học Cần Thơ), Trường Đại học Cần Thơ quyết định mở thêm ngành Cử nhân Du lịch (Chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch) và giao về cho Bộ môn Sư phạm Địa lý đào tạo khóa đầu tiên. Từ đây, Bộ môn được đổi tên thành “Bộ môn Địa lý và Du lịch”. Tháng 7 năm 2009, do nhu cầu phát triển, trường Đại học Cần Thơ quyết định thành lập 2 khoa mới là Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH & NV) và Khoa Dự bị và Dân tộc. Theo đó, Trường đã chuyển một số cán bộ - giảng viên thuộc Khoa Sư phạm và Trung tâm học liệu sang làm việc tại 2 khoa mới thành lập này. Trong điều kiện này, đã có một số cán bộ của Bộ môn Địa lý và Du lịch được chuyển sang làm việc tại Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch (Khoa KHXH & NV).
Từ năm 2009 đến nay, Bộ môn Địa lý và Du lịch được đổi tên thành Bộ môn Sư phạm Địa lý. Bộ môn đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều trang thiết bị mới và hiện đại. Hiện tại, hệ thống máy vi tính của Bộ môn đã được trang bị mới hoàn toàn, các thiết bị phục vụ học tập như máy đo kinh vĩ, máy thủy bình, máy GPS, bản đồ, quả địa cầu, v.v.. cũng được trang bị đầy đủ. Nhờ đó, chất lượng học tập, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên và giảng viên Bộ môn được nâng cao.
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hàng năm Bộ môn đảm nhận trung bình hơn 5000 giờ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí và các chuyên ngành khác trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ. Tập thể giảng viên của Bộ môn đã công bố hơn 155 bài báo đăng ở tập chí khoa học, hội thảo trong và ngoài nước (trong đó 2 bài báo đăng tạp chí quốc tế (trong hệ thống ISI, Scopus), 50 bài đăng tạp chí khoa học trong nước, 45 bài đang ở kỷ yếu hội thảo khoa học. Bên cạnh đó, cán bộ và sinh viên cũng tham gia thực hiện nhiều dự án quốc tế, đề tài tài NCKH các cấp, điển hình như: The ISSC project on transformative learning for social-ecologial sustainability in the time of climate change (case study in Mekong Delta, Vietnam) do UNESCO Paris tài trợ, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Bảo tàng Nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 20 đề tài cấp Trường,... Nhiều Hội thảo khoa học quốc tế được Bộ môn phối hợp với Khoa và các cơ quan tổ chức như: "An ninh nguồn nước sông Mekong" , "Học tập chuyển đổi", "Atlas Môi trường ĐBSCL",...
THÀNH TÍCH NỔI BẬT
- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, tiên tiến. Nhiều cá nhân đạt được Bằng khen Bộ trưởng, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.
- Nhiều cán bộ đạt giải thưởng cao trong học tập và NCKH, điển hình như: "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, "Tri thức trẻ vì Giáo dục" do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng các đơn vị tổ chức, "Công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục" và Giải Nhất tập thể "Công viên mini" do Trường Đại học Cần Thơ trao tặng, "Bài nghiên cứu đặc biệt xuất sắc về Biển Đông" do Quỹ FESS và Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao Việt Nam trao tặng...
- Nhiều sinh viên đã thực hiện đề tài NCKH và nhận các giải thưởng cao tại các cuộc thi: Giải Nhất tại Hội nghị NCKH Trẻ do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, Giải III Hội thi sáng tạo KHKT Thành phố Cần Thơ, Giải Ba "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải Nhì "Nghiên cứu khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải KK Euréka do Thành đoàn TPHCM trao tặng,....
Tham gia học tập ngành Sư phạm Địa lí, SV luôn được rèn luyện và tạo điều kiện tối đa để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực để trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp trong tương lai.
Tập thể cán bộ, giảng viên Bộ môn Sư phạm Địa lý luôn hân hoan chào đón sinh viên và đối tác!