BỘ MÔN VẬT LÝ
Trước năm 1996, Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Toán Lý. Từ năm 1996 đến nay, Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần thơ. Từ năm 2009, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Sư phạm Vật lý.
Bộ môn Sư phạm Vật lý gồm 3 tổ chuyên môn: Tổ Vật lý kỹ thuật; Tổ Vật lý lý thuyết; Tổ Phương pháp giảng dạy Vật lý.
Với tổng số 17 viên chức, trong đó có 7 TS, 5ThS, và 1 TCCN, Bộ môn Sư phạm Vật lý có nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên THPT ngành Sư phạm Vật lý, thuộc ba chuyên ngành: SP. Vật lý, SP. Vật lý -Tin học và SP. Vật lý - Công nghệ (năm học 2015 - 2016: Bộ môn có khoảng 760 SV/ 16 lớp). Ngoài ra, Bộ môn còn đảm nhiệm các phần việc khác như: dạy Vật lý ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, cao học; bồi dưỡng giáo viên cốt cán của các trường THPT trong các đợt thay SGK; bồi dưỡng viên chức làm công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông; hỗ trợ Trường THPT Thực hành Sư phạm (giảng dạy, tư vấn về chuyên môn Vật lý, phương pháp dạy học Vật lý).
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhiều GV của bộ môn đã kết hợp các hoạt động dạy với NCKH trong đào tạo giáo viên THPT. Hàng năm, Bộ môn đều có đăng ký báo cáo seminar cấp khoa với Trường và đã thực hiện các báo cáo chuyên đề gắn kết với hoạt động dạy học trong đào tạo giáo viên cũng như các chuyên đề về Vật lý chuyên sâu. Một số GV đã chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước (Nafosted), cấp Nghị định thư. Nhiều GV viết bài đăng tạp chí khoa học, kỷ yếu Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước.
CƠ SỞ VẬT CHÂT
Bộ môn hiện có 1 văn phòng Bộ môn, 1 phòng thực hành VLĐC (trong đó có 3 phòng thành viên là Cơ Nhiệt, Điện, Quang), 1 phòng thực hành phương pháp giảng dạy, 1 phòng quan sát thiên văn.
Các phòng thực hành đều có máy tính được kết nối với nhau trong mạng nội bộ và kết với internet để truy cập dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên.
Các pḥòng thực hành với các bài thực tập bổ ích cho sinh viên trong giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt với các thiết bị được mua từ hảng Pasco của Mỹ, hảng Phywe của Đức với độ chính xác rất cao, đã đáp ứng rất tốt nhu cầu cho cán bộ và sinh viên trong việc thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng hoặc thí nghiệm nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp.
HỢP TÁC
Bộ môn Sư phạm Vật lý có mối quan hệ tốt với các trường Đại học TU Dresden (Đức), University of Calçornia at Riverside (Mỹ), Simon Farser University (Canada), Hoogsschool Van Amsterdam (Hà Lan), Michigan State University, là thành viên trong chương trình hợp tác giữa Đại học Michigan và Đại học Cần Thơ.
Ngoài ra, Bộ môn vẫn luôn duy trì mối quan hệ với các trường THPT trong nhiều hoạt động.
THÀNH TÍCH NỔI BẬT
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT vào năm 2013 và đã được đánh giá đạt 97,5% (39/40 tiêu chí); có nhiều bài báo đăng trong các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế. Các giảng viên của Bộ môn được tham gia các chương trình hợp tác và các dự án quốc tế nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới (Hà Lan, Mỹ, Canada, Úc,…) để không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Phần lớn giảng viên của Bộ môn tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ từ nhiều nước trên thế giới (Hà Lan, Canada, Đức, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan). Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ tuyển chọn, thành lập và bồi dưỡng Đội Olympic Vật lý sinh viên Trường ĐHCT để dự cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, bắt đầu từ năm 2004. Tất cả các năm dự thi, đội tuyển đều đạt nhiều giải cá nhân và đồng đội, trong đó có năm đạt giải nhì toàn đoàn và có nội dung thi đạt giải nhất.