BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

1. Giới thiệu

Trước đây, sinh viên và giảng viên của ngành sinh hoạt chuyên môn ghép chung với Bộ môn Sư phạm Toán học. Sau nhiều năm, Bộ môn Giáo dục Tiểu học – Mầm non được thành lập theo Quyết định số 1208/QĐ-ĐHCT của Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ kí ngày 29 tháng 04 năm 2016. Bộ môn có chức năng đào tạo, giảng dạy bậc đại học và sau đại học các ngành và chuyên ngành Tiểu học và Mầm non; tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo trong lĩnh vực giáo dục tiểu học, mầm non; thực hiện hoạt động bồi dưỡng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao kiến thức mới về lĩnh vực giáo dục tiểu học và mầm non cho giáo viên các trường tiểu học và mầm non trong khu vực.

2. Ban chủ nhiệm Bộ môn qua các thời kì

- Từ 2009 – đến tháng 4/2016: PGS.TS.GVCC. Dương Hữu Tòng, Tổ trưởng, trực thuộc Bộ môn Toán học.

- Từ tháng 5/2016 – nay: TS.GVC. Trịnh Thị Hương, Trưởng Bộ môn

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Cán bộ của Bộ môn công bố các nghiên cứu khoa học trên các tạp chí Khoa học chuyên ngành cả trong nước và ngoài nước, cụ thể từ 2011 đến nay: công bố 12 bài báo tạp chí khoa học nước ngoài và 49 bài báo khoa học trong nước, 32 bài báo đăng kỉ yếu hội thảo khoa học, trong đó có 11 bài đăng trong kỉ yếu hội thảo nước ngoài) và 09 báo cáo seminar của Khoa, Bộ môn.

- Tham dự và báo cáo khoa học tại các hội thảo trong nước (Đại học Sư phạm TPHCM, Nha Trang, Hà Nội...) và nước ngoài (Thái Lan).

- Đề tài nghiên cứu khoa học:

+ Chủ trì đề tài nghiên cứu cấp trường: 09 đề tài, trong đó: 06 đề tài đã nghiệm thu và 03 đề tài đang tiến hành.

+ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: 09 đề tài, trong đó: 07 đề tài đã nghiệm thu và 02 đề tài đang tiến hành.

- Xuất bản giáo trình, sách: Tổng cộng 02 sách tham khảo và 07 giáo trình, trong đó: 05 giáo trình đã xuất bản và 02 giáo trình đang tiến hành.

4. Về hợp tác quốc tế

- Thực hiện chương trình và tổ chức 4 đợt giao lưu học tập trải nghiệm văn hóa tại trường Đại học Cần Thơ cho học sinh tiểu học trong dự án Gia đình đa văn hóa với trường đại học Daegu, Hàn Quốc (từ 2012 – 2014).

- Giao lưu văn hóa với trường đại học Khon Kean, Thái Lan năm 2014.

- Phối hợp với khoa Ngoại Ngữ, tổ chức lớp tập huấn phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và sinh viên tiểu học (tháng 6/2016, tại TPCT). Dự án giữa trường ĐHCT với trường đại học Daegu, Hàn Quốc.

5. Hoạt động sinh viên

- Hội thi Nghiệp vụ sư phạm tiểu học

- Hội diễn văn nghệ truyền thống của trường, khoa, bộ môn

- Tham quan học tập, trải nghiệm văn hóa

- Hội thao khoa, bộ môn

- Nghiên cứu khoa học sinh viên

6. Định hướng phát triển

6.1 Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức giảng dạy

- Xây dựng lại chương trình đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diện, căn bản theo chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018.

- Biên soạn và lựa chọn các giáo trình dạy học phù hợp với chuyên ngành tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

- Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên các trường tiểu học trong khu vực.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá năng lực người học.

6.2 Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học ở các trường tiểu học

- Hàng năm, liên kết với các Sở và Phòng Giáo dục tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiểu học.

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, liên kết với các tỉnh/thành phố thực hiện các đề tài khoa học giáo dục chuyên sâu thuộc lĩnh vực tiểu học và mầm non gắn kết với thực tiễn tại địa phương.

6.3 Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy học và nghiên cứu

Tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác về nghiên cứu dạy học với các trường đại học có đào tạo giáo viên tiểu học và mầm non trong nước và quốc tế, cụ thể:

- Mở rộng chương trình hợp tác đào tạo giáo viên tiểu học, mầm non giữa các trường đại học, giao lưu hợp tác giữa các trường đối tác truyền thống (Thái Lan, Hàn Quốc) trong việc trao đổi sinh viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

- Tạo điều kiện và lên kế hoạch để giảng viên của bộ môn được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm đào tạo giáo viên tiểu học, mầm non tại các trường đại học trong nước và nước ngoài.

6.4 Xây dựng mạng lưới kết nối, hỗ trợ và phát triển chuyên môn

- Xây dựng mạng lưới gắn kết phát triển chuyên môn giữa đơn vị đào tạo với các trường tiểu học trong khu vực nhằm hỗ trợ phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên và giáo viên.

- Xây dựng mạng lưới học thuật sinh viên trên cơ sở các cựu sinh viên của ngành và sinh viên đang học tập tại trường cùng hỗ trợ nhau trong quá trình rèn luyện và phát triển chuyên môn nghiệp vụ.

- Xây dựng và tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực, đoàn kết, chia sẻ giữa cán bộ và sinh viên của ngành.

- Chú trọng, ưu tiên các hoạt động âm nhạc, văn chương, nghệ thuật, các Câu lạc bộ, Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm có liên quan đến chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, Mầm non.

BỘ MÔN TÂM LÝ GIÁO DỤC

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Bộ môn Tâm lý – Giáo dục được thành lập từ tháng 5 năm 1976 với tên gọi ban đầu là Tổ Tâm lý – Giáo dục. Qua hơn 40 năm phát triển, bộ môn đã có một số thay đổi tên gọi:

  - Tổ Tâm lý – Giáo dục trực thuộc Khoa Xã hội; Khoa Sử - Địa – Tâm lý giáo dục (1976 – 1988)

  - Tổ Khoa học giáo dục trực thuộc Ban Giám hiệu (1989-1995)

  - Bộ môn Khoa học giáo dục trực thuộc Khoa Sư phạm (1996-2002)

  - Bộ môn Tâm lý - Giáo dục trực thuộc Khoa Sư phạm (2002 đến nay) 

2. NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC 
Nhiệm vụ của Bộ môn là giảng dạy và quản lý các chuyên ngành:
2.1. Bậc đại học: 
  - Giảng dạy khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm cho các ngành đào tạo giáo viên.
  - Giảng dạy tâm lý học đại cương và giáo dục học đại cương cho các ngành đào tạo khác.
  - Tham gia giảng dạy kỹ năng mềm.
2.2. Bậc sau đại học:
  - Quản lý và giảng dạy chuyên ngành cao học Quản lý giáo dục.
  - Tham gia giảng dạy cho chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên các trường đại học và cao đẳng.
  - Tham gia giảng dạy cho chương trình thăng hạng giảng viên đại học, giáo viên phổ thông.
  - Tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 
3. BCN BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KÌ
- Từ 1976 – 1988: Tổ Tâm lý giáo dục trực thuộc Khoa Xã hội; Khoa Sử - Địa – Tâm lý giáo dục
   Tổ trưởng: Thầy Trần Văn Chín (Trưởng Khoa)
   Tổ phó: Thầy Nguyễn Hữu Hạnh
- Từ 1989 – 1995: Tổ Khoa học giáo dục trực thuộc Ban Giám hiệu
   Tổ trưởng: Thầy Trần Văn Chín
   Tổ phó: Thầy Nguyễn Hữu Hạnh
- Từ 1996 – 2002: Bộ môn Khoa học giáo dục
   Trưởng Bộ môn:  Thầy Bùi Văn Ngà
   Phó Trưởng Bộ môn: Cô Phạm Thị Năm
- Từ 2002 – 2006: Bộ môn Giáo dục - Tâm lý
   Trưởng Bộ môn: Thầy Bùi Văn Ngà
   Phó Trưởng Bộ môn: Cô Phạm Thị Năm, Cô Nguyễn Thị Bông
- Từ 2007 đến 2012: Bộ môn Tâm lý - Giáo dục
  Trưởng Bộ môn:  Cô Bùi Thị Mùi
  Phó Trưởng Bộ môn: Cô Đặng Mai Khanh
- Từ 2012 đến 2018: Bộ môn Tâm lý – Giáo dục
  Trưởng Bộ môn: Cô Đặng Mai Khanh
  Phó Trưởng Bộ môn: Cô Phan Thị Mai, Cô Nguyễn Thị Bích Phượng
- Từ 2018 đến nay: Bộ môn Tâm lý - Giáo dục
  + Trưởng bộ môn: Thầy Trần Lương
  + Tổ trưởng Công đoàn: Cô Hoàng Thị Kim Liên; 
  + Thư ký Bộ môn: Cô Nguyễn Thị Bích Phượng

Hiện nay Bộ môn Tâm lý – Giáo dục  có 07 giảng viên. Trong đó có 3 Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Giảng viên cao cấp, 2 Tiến sĩ- Giảng viên chính, 1 Tiến sĩ - Giảng viên và 1 Thạc sĩ- Giảng viên. 
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

     

  - Đảm bảo chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  - Đẩy mạnh biên soạn sách giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo.
  -Tăng cường nghiên cứu và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
  - Phát triển đội ngũ giảng viên.
5. THÀNH TÍCH NỔI BẬT
   Bộ môn đã có một số thành tích nổi bật như sau:

- Có nhiều đầu sách được xuất bản.
- Nghiệm thu nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
- Có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí và kỷ yếu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
- Tích cực tham gia báo cáo, hướng dẫn các chuyên đề về tâm lý giáo dục cho các chương trình phục vụ xã hội-dân sinh ở trong, ngoài trường và đã được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Khoa học Tâm lý học-Giáo dục học Việt Nam

6. FANPAGE BỘ MÔN

https://www.facebook.com/B%E1%BB%99-m%C3%B4n-T%C3%A2m-l%C3%BD-Gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-101366148016135/

 

BỘ MÔN VẬT LÝ

Trước năm 1996, Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Toán Lý. Từ năm 1996 đến nay, Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần thơ. Từ năm 2009, Bộ môn đổi tên thành Bộ môn Sư phạm Vật lý.

Bộ môn Sư phạm Vật lý gồm 3 tổ chuyên môn: Tổ Vật lý kỹ thuật; Tổ Vật lý lý thuyết; Tổ Phương pháp giảng dạy Vật lý.

Với tổng số 17 viên chức, trong đó có 7 TS, 5ThS, và 1 TCCN, Bộ môn Sư phạm Vật lý có nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên THPT ngành Sư phạm Vật lý, thuộc ba chuyên ngành: SP. Vật lý, SP. Vật lý -Tin học và SP. Vật lý - Công nghệ (năm học 2015 - 2016: Bộ môn có khoảng 760 SV/ 16 lớp). Ngoài ra, Bộ môn còn đảm nhiệm các phần việc khác như: dạy Vật lý ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, cao học; bồi dưỡng giáo viên cốt cán của các trường THPT trong các đợt thay SGK; bồi dưỡng viên chức làm công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông; hỗ trợ Trường THPT Thực hành Sư phạm (giảng dạy, tư vấn về chuyên môn Vật lý, phương pháp dạy học Vật lý).

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhiều GV của bộ môn đã kết hợp các hoạt động dạy với NCKH trong đào tạo giáo viên THPT. Hàng năm, Bộ môn đều có đăng ký báo cáo seminar cấp khoa với Trường và đã thực hiện các báo cáo chuyên đề gắn kết với hoạt động dạy học trong đào tạo giáo viên cũng như các chuyên đề về Vật lý chuyên sâu. Một số GV đã chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước (Nafosted), cấp Nghị định thư. Nhiều GV viết bài đăng tạp chí khoa học, kỷ yếu Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước.

CƠ SỞ VẬT CHÂT

Bộ môn hiện có 1 văn phòng Bộ môn, 1 phòng thực hành VLĐC (trong đó có 3 phòng thành viên là Cơ Nhiệt, Điện, Quang), 1 phòng thực hành phương pháp giảng dạy, 1 phòng quan sát thiên văn.

Các phòng thực hành đều có máy tính được kết nối với nhau trong mạng nội bộ và kết với internet để truy cập dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên.

Các pḥòng thực hành với các bài thực tập bổ ích cho sinh viên trong giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt với các thiết bị được mua từ hảng Pasco của Mỹ, hảng Phywe của Đức với độ chính xác rất cao, đã đáp ứng rất tốt nhu cầu cho cán bộ và sinh viên trong việc thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng hoặc thí nghiệm nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp.

HỢP TÁC

Bộ môn Sư phạm Vật lý có mối quan hệ tốt với các trường Đại học TU Dresden (Đức), University of Calçornia at Riverside (Mỹ), Simon Farser University (Canada), Hoogsschool Van Amsterdam (Hà Lan), Michigan State University, là thành viên trong chương trình hợp tác giữa Đại học Michigan và Đại học Cần Thơ. 

Ngoài ra, Bộ môn vẫn luôn duy trì mối quan hệ với các trường THPT trong nhiều hoạt động.

THÀNH TÍCH NỔI BẬT

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT vào năm 2013 và đã được đánh giá đạt 97,5% (39/40 tiêu chí); có nhiều bài báo đăng trong các tạp chí khoa học và kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế. Các giảng viên của Bộ môn được tham gia các chương trình hợp tác và các dự án quốc tế nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới (Hà Lan, Mỹ, Canada, Úc,…) để không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Phần lớn giảng viên của Bộ môn tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ từ nhiều nước trên thế giới (Hà Lan, Canada, Đức, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan). Bộ môn đảm nhận nhiệm vụ tuyển chọn, thành lập và bồi dưỡng Đội Olympic Vật lý sinh viên Trường ĐHCT để dự cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, bắt đầu từ năm 2004. Tất cả các năm dự thi, đội tuyển đều đạt nhiều giải cá nhân và đồng đội, trong đó có năm đạt giải nhì toàn đoàn và có nội dung thi đạt giải nhất.

 

 
 
GIỚI THIỆU 

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

    

GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  

VIDEO CLIP GIỚI THIỆU NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN 

 

  1. Thông tin chung

- Tên ngành: Sư phạm Ngữ văn

- Mã ngành tuyển sinh: 7140217  

- Tổ hợp xét tuyển:  Văn, Sử, Địa (C00),  Văn, Sử, Tiếng Anh (D14),  Văn, Địa, Tiếng Anh (D15).

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm.

  1. Giới thiệu:

- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Ngữ văn có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

- Sinh viên được học tập kiến thức, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) và giáo dục đạo đức của người giáo viên Ngữ văn cấp THPT bao gồm: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (Văn học Việt Nam; Văn học nước ngoài; Ngôn ngữ Tiếng Việt); Các nội dung về rèn luyện NVSP,…Thực tế (Tây Nguyên-Miền Trung); Kiến tập sư phạm, Thực tập sư phạm tại các trường phổ thông.

  1. Vị trí việc làm:

- Giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông: THPT, THCS;

- Chuyên viên Ngữ văn ở các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT);

- Cán bộ quản lý ở các trường phổ thông, các Sở, Phòng GD&ĐT;

- Chuyên viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ quan hành chính nhà nước;

- Chuyên viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại các công ty kinh doanh, các cơ sở sản xuất;

- Giảng viên, chuyên viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghiên cứu về Ngữ văn.

  1. Nơi làm việc:

- Các trường THPT, THCS;

- Các cơ quan nhà nước: Các Sở, Phòng GD&ĐT; Sở, Phòng Văn hóa và du lịch, Viện bảo tàng, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã,…;

- Các công ty du lịch, lữ hành;

- Các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan, …;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; các trung tâm, viện nghiên cứu,…

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ - KHOA SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

 Bộ môn Sư phạm Địa lý là một trong 10 bộ môn trực thuộc Khoa Sư phạm – Đại học Cần Thơ. Cùng với bề dày phát triển của Khoa Sư phạm và Trường Đại học Cần Thơ nói chung, Bộ môn Địa lý đã trãi qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển. Tiền thân của Bộ môn hiện nay chính là Khoa Sử - Địa với nhiệm vụ chính là đào tạo các ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý. Năm 1996, Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa Sư phạm trên cơ sở hợp nhất các khoa: Toán – Lý, Hóa – Sinh, Sử - Địa, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Từ đó, Bộ môn Sư phạm Địa lý ra đời. Đến năm học 2004-2003 (tương ứng khóa 30 của Trường Đại học Cần Thơ), Trường Đại học Cần Thơ quyết định mở thêm ngành Cử nhân Du lịch (Chuyên ngành Hướng dẫn viên Du lịch) và giao về cho Bộ môn Sư phạm Địa lý đào tạo khóa đầu tiên. Từ đây, Bộ môn được đổi tên thành “Bộ môn Địa lý và Du lịch”.  Tháng 7 năm 2009, do nhu cầu phát triển, trường Đại học Cần Thơ quyết định thành lập 2 khoa mới là Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH & NV) và Khoa Dự bị và Dân tộc. Theo đó, Trường đã chuyển một số cán bộ - giảng viên thuộc Khoa Sư phạm và Trung tâm học liệu sang làm việc tại 2 khoa mới thành lập này. Trong điều kiện này, đã có một số cán bộ của Bộ môn Địa lý và Du lịch được chuyển sang làm việc tại Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch (Khoa KHXH & NV).

    Từ năm 2009 đến nay, Bộ môn Địa lý và Du lịch được đổi tên thành Bộ môn Sư phạm Địa lý. Bộ môn đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều trang thiết bị mới và hiện đại. Hiện tại, hệ thống máy vi tính của Bộ môn đã được trang bị mới hoàn toàn, các thiết bị phục vụ học tập như máy đo kinh vĩ, máy thủy bình, máy GPS, bản đồ, quả địa cầu, v.v.. cũng được trang bị đầy đủ. Nhờ đó, chất lượng học tập, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên và giảng viên Bộ môn được nâng cao.

Thay-co-Bo-mon-web1.jpg - 324.74 kB

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hàng năm Bộ môn đảm nhận trung bình hơn 5000 giờ giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Địa lí và các chuyên ngành khác trong và ngoài Trường Đại học Cần Thơ. Tập thể giảng viên của Bộ môn đã công bố hơn 155  bài báo đăng ở tập chí khoa học, hội thảo trong và ngoài nước (trong đó 2 bài báo đăng tạp chí quốc tế (trong hệ thống ISI, Scopus), 50 bài đăng tạp chí khoa học trong nước, 45 bài đang ở kỷ yếu hội thảo khoa học. Bên cạnh đó, cán bộ và sinh viên cũng tham gia thực hiện nhiều dự án quốc tế, đề tài tài NCKH các cấp, điển hình như: The ISSC project on transformative learning for social-ecologial sustainability in the time of climate change (case study in Mekong Delta, Vietnam) do UNESCO Paris tài trợ, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, Bảo tàng Nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 20 đề tài cấp Trường,... Nhiều Hội thảo khoa học quốc tế được Bộ môn phối hợp với Khoa và các cơ quan tổ chức như: "An ninh nguồn nước sông Mekong" ,  "Học tập chuyển đổi", "Atlas Môi trường ĐBSCL",...

THÀNH TÍCH NỔI BẬT

- Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, tiên tiến. Nhiều cá nhân đạt được Bằng khen Bộ trưởng, danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.

- Nhiều cán bộ đạt giải thưởng cao trong học tập và NCKH, điển hình như: "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, "Tri thức trẻ vì Giáo dục" do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng các đơn vị tổ chức,  "Công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục" và Giải Nhất tập thể "Công viên mini" do Trường Đại học Cần Thơ trao tặng, "Bài nghiên cứu đặc biệt xuất sắc về Biển Đông" do Quỹ FESS và Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao Việt Nam trao tặng...

- Nhiều sinh viên đã thực hiện đề tài NCKH và nhận các giải thưởng cao tại các cuộc thi: Giải Nhất tại Hội nghị NCKH Trẻ do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, Giải III Hội thi sáng tạo KHKT Thành phố Cần Thơ, Giải Ba "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải Nhì "Nghiên cứu khoa học trẻ Việt Nam năm 2012" do Bộ GD&ĐT trao tặng, Giải KK Euréka do Thành đoàn TPHCM trao tặng,....

Tham gia học tập ngành Sư phạm Địa lí, SV luôn được rèn luyện và tạo điều kiện tối đa để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực để trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp trong tương lai.

Tập thể cán bộ, giảng viên Bộ môn Sư phạm Địa lý luôn hân hoan chào đón sinh viên và đối tác!

 

 

1. Giới thiệu Bộ môn Sư phạm Sinh học – Mục tiêu đào tạo – Cơ hội việc làm

Bộ môn Sư phạm Sinh học, trực thuộc Khoa Sư phạm, được quyết định thành năm 1996 với chuyên ngành đào tạo là Sư phạm Sinh học. Sau thời gian đào tạo 4 năm, sinh viên tốt nghiệp đạt danh hiệu Cử nhân khoa học.

Mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học trình độ đại học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ Sư phạm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành để giảng dạy môn Sinh học trong các trường phổ thông; có khả năng làm công tác tư vấn, nghiên cứu, quản lý ở các trường học, cơ sở đào tạo, các cơ sở quản lý giáo dục; có khả năng tự học và tiếp tục học ở bậc cao hơn.

Cơ hội việc làm: Giảng dạy môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học; và Nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học và phương pháp dạy học môn Sinh học tại các Viện, Trung tâm, Cơ sở đào tạo và Tổ chức quốc tế khác.

2. Quản lý đào tạo

     Hiện tai Bộ môn quản lý đào tạo 4 lớp Sư phạm Sinh học (tổng sỉ số 120 sinh viên).

3. Tình hình tốt nghiệp

    Tình hình sinh viên tốt nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 được thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn và tỉ lệ thôi học giai đoạn 2016-2020(*)

Khoá học

Số lượng đầu vào

Số lượng thực học

Thôi học

Tốt nghiệp đúng hạn

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

2012 – 2016

85

78

7

8,24

62

79,49

2013 – 2017

89

85

4

4,49

71

83,53

2014 – 2018

116

104

12

10,34

87

83,65

2015 – 2019

77

63

14

18,18

56

88,89

2016 – 2020

44

33

11

25,00

29

87,88

(*) Dựa vào bảng thống kê của Khoa Sư phạm

     Các đề nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Bộ môn làm chủ nhiệm và đã nghiệm thu thành công trong giai đoạn 2016-2020 được thể hiện ở Bảng 2. Số lượng các công bố khoa học và các giải thưởng liên quan đến nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên Bộ môn giai đoạn 2016-2020 cũng được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 2: Đề tài NCKH do GV và SV Bộ môn làm chủ nhiệm đã nghiệm thu cùng các giải thưởng khoa học của GV và SV giai đoạn 2016-2020

Đề tài các cấp

2016

2017

2018

2019

2020

Cấp NN/Nafosted

 

 

 

1

 

Bộ

 

1

 

1

 

Tỉnh

 

 

 

 

 

Cơ sở

5

1

2

4

4

Seminar

 

 

 

 

8

GT

 

 

 

2

3

Bài báo trong nước

4

4

6

9

14

Bài báo nước ngoài

5

10

8

4

13

Kỷ yếu nước ngoài

4

2

4

 

 

Kỷ yếu trong nước

1

3

1

1

 

Đề NCKH SV

 

1

3

4

2

Giải thưởng SV

 

1

3

3

 

 

 

 

BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN HỌC

Bộ môn Sư phạm Toán học được thành lập vào năm 1995, với cơ cấu nhân sự là một phần của Khoa Toán - Lý (1978 - 1995); trước đó là Khoa Sư phạm Tự nhiên (1975 - 1978). Nhiệm vụ của Bộ môn là giảng dạy và quản lý các chuyên ngành:

  • Bậc đại học: Cử nhân Sư phạm Toán học, Cử nhân Sư phạm Tin học
  • Bậc sau đại học: Thạc sĩ Lí luận và Phương pháp giảng dạy Toán

Hiện nay, Bộ môn có 22 giảng viên; gồm 02 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh và 9 Thạc sĩ. Nhiều giảng viên có học hàm, học vị cao, được đào tạo ở nước ngoài.

Thành tích nổi bật, danh hiệu khen thưởng

  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học nhiều năm liền.
  • Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, vì đã có nhiều thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2002.

 Định hướng hoạt động

  • Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo bậc Đại học: thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để đảm bảo tính khoa học, hợp lý của chương trình đào tạo; củng cố hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; duy trì và phát triển các sinh hoạt học thuật trong cán bộ và sinh viên.
  • Phát huy tiềm năng của đội ngũ giảng viên đầu đàn, có học vị cao trong nghiên cứu khoa học, đào tạo Sau đại học và hợp tác quốc tế; mở thêm ngành đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ; liên kết nghiên cứu với các cơ sở giáo dục, các Viện nghiên cứu Toán học ở trong và ngoài nước.

 

Một số hình ảnh lưu niệm

 

 

Bộ môn Sư phạm Lịch sử là một trong 09 Bộ môn trực thuộc Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ. Cùng với bề dày phát triển của Khoa Sư phạm và Trường Đại học Cần Thơ nói chung, Bộ môn Sư phạm Lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển.

Tiền thân của Bộ môn hiện nay chính là Khoa Sử – Địa với nhiệm vụ chính là đào tạo các ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý.

Lúc mới thành lập Bộ môn gồm ba thầy, cô:

  1. Thầy Lâm Quang Trực – Tổ trưởng – phụ trách phương pháp giảng dạy, được chi viện bởi trường Đại Học Sư Phạm Vinh.
  2. Cô Trương Thị Anh Đào – phụ trách mảng Lịch sử Việt Nam, được chi viện bởi trường Đại học Sư Phạm Hà NộI I.
  3. Lê Hoàng Hoa – phụ trách mảng Lịch sử thế giới, được chi viện bởi trường Đại Học Sư Phạm Vinh.

Các thầy cô Tổ trưởng:

1. Thầy Lâm Quang Trực (1975-1978)

2. Cô Trương Thị Anh Đào (1978-1980)

3. Thầy Lâm Quang Trực (1980-1983)

4. Thầy Nguyễn Hoàng Vinh (1983-1986)

5. Thầy Nguyễn Thế Thăng (1986-1989)

6. Thầy Khoa Năng Lập (1986 - 1995)

7. Thầy Nguyễn Hoàng Vinh (1995

Năm 1996, Trường Đại học Cần Thơ thành lập Khoa Sư phạm trên cơ sở hợp nhất các khoa: Toán - Lý, Hóa - Sinh, Sử - Địa, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Từ đó, Bộ môn Sư phạm Lịch sử ra đời.

Các Trưởng Bộ môn từ khi thành lập đến nay:

1. Thầy Nguyễn Hoàng Vinh (1996 - 2005)

.2. Thầy Phạm Xuân Phú (2005 - 2007)

3. Cô Lê Thị Minh Thu (2007 - 2018)

4. Thầy Trần Minh Thuận (2018 - 12/2019)

Ban Chủ nhiệm Bộ môn Sư phạm Lịch sử hiện nay:

                         Trưởng Bộ môn: TS. Phạm Đức Thuận (từ tháng 12/2019)

                         Phó Trưởng Bộ môn: Ths. NCS. Phạm Thị Phượng Linh

Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Sư phạm Lịch sử có một số biến động về công tác nhân sự, một số thầy cô lớn tuổi về hưu và chuyển công tác như thầy Nguyễn Thế Thăng, thầy Lâm Quang Trực, cô Nguyễn Thị Hiền (Lịch sử Việt Nam), thầy Phạm Xuân Phú (Lịch sử Thế giới), thầy Vũ Xuân Mẫn (Phương pháp dạy học), cô Cao Cẩm Hương (Lịch sử thế giới), thầy Khoa Năng Lập (Lịch sử Việt Nam), thầy Đinh Kim Phúc (chuyển về Đại học Mở TP Hồ Chí Minh), cô Ngô Thị Yến Ly (Lịch sử Thế giới, chuyển về Bến Tre), cô Đoàn Nguyệt Linh (Phương pháp dạy học, chuyển về Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Nguyễn Hoàng Vinh (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ), cô Nguyễn Thị Ngọc Nhung, thầy Lê Phú Thi và thầy Nguyễn Vương Tố (bị bệnh mất).

Hiện Bộ môn còn 10 thầy cô đang công tác, cơ bản chia thành 3 nhóm chuyên ngành là Lịch sử Việt Nam; Phương pháp dạy học Lịch sử; Lịch sử Thế giới (trước năm 2018 là các tổ chuyên ngành).

Bộ môn Sư phạm Lịch sử là một trong những đơn vị tích cực trong lĩnh vực cải tiến phương pháp giảng dạy, kết hợp thường xuyên giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Hiện Bộ môn đang giảng dạy chủ yếu cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành Sư phạm Lịch sử, sinh viên các ngành Chính trị học, Triết học, Sư phạm Giáo dục công dân thuộc Khoa Khoa học Chính trị, sinh viên ngành Việt Nam học thuộc Khoa Khoa học Xã hội và nhân văn, Khoa Dự bị dân tộc, Trường THPT Thực hành sư phạm. Từ năm 2019, Bộ môn liên kết với Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng tuyển sinh chương trình đào tạo cao học Lịch sử Việt Nam (Thạc sĩ) với khóa đầu tiên bắt đầu giảng dạy vào năm 2020.

Trong hoạt động phong trào, hoạt động văn nghệ – thể dục thể thao của cán bộ và sinh viên trong Bộ môn cũng phát triển mạnh mẽ, thường giành được thứ hạng cao trong các kì hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng đá, bóng chuyền,…của Khoa Sư phạm. Như hạng nhì môn bóng đá Nam các năm 2012, 2013, 2016, 2018, hạng nhất môn bóng đá nữ năm 2018, hạng nhì năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2018, Giải 3 toàn đoàn Hội diễn văn nghệ Khoa Sư phạm năm 2011.... Sinh viên bộ môn còn thường xuyên tham gia các hoạt động hướng về cộng đồng như tham gia hiến máu, thăm người nghèo, người già neo đơn...

Về công tác xây dựng đội ngũ, từ một số ít cán bộ ban đầu, đến nay tất cả các cán bộ của Bộ môn đều được đào tạo bài bản và có trình độ từ Thạc sĩ trở lên. Hiện nay, Bộ môn đang có 2 Tiến sĩ (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam) và 3 NCS ở trong nước (1 NCS đang học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 2 NCS đang học ở Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh).

Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn SP Lịch sử  - Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ đã đào tạo cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nước hàng nghìn giáo viên Lịch sử các cấp. Nhiều người trong số đó đã trở thành những thầy cô giáo nòng cốt ở các địa phương, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp.

Trong tình hình mới của đất nước và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, Bộ môn Sư phạm Lịch sử cùng với Khoa Sư phạm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giữa khoa học cơ bản với khoa học giáo dục, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và đào tạo, mở rộng hợp tác quốc tế

Truyền thống và thành tựu của Bộ môn Sư phạm Lịch sử – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ trong 50 năm qua gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của nhà trường và nền giáo dục nước nhà; với những cống hiến của nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên; với sự hợp tác của nhiều cơ quan đơn vị trong và ngoài trường. Trên chặng đường đi tới, truyền thống và những thành tựu đó là nền tảng vững chắc để Bộ môn hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong Khoa Sư phạm nói riêng và Trường Đại học Cần Thơ nói chung.

BCN Bộ môn Sư phạm Lịch sử

Khoa Sư Phạm -  Trường Đại học Cần Thơ.

Địa chỉ: Khu 2 Đại học Cần Thơ, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Điện thoại & Fax: (0292)3830261.

Email: ksp@ctu.edu.vn.